Đàn Tranh được phổ biến, thịnh hành nhất vào thời gian nào thưa chú?


Thơ Thơ: Đàn Tranh được phổ biến, thịnh hành nhất vào thời gian nào thưa chú?

Music Professor Nguyen Vinh Bao in the south playing the zither
Phạm Thúy Hoan

Trần Quang Hải: Đàn tranh được thịnh hành nhứt từ sau năm 1975 khi người Việt đi tỵ nạn khắp năm châu. Trong xứ, âm nhạc viện Hà Nội và âm nhạc viện TP HCM (Saigon) có nhiều lớp dạy đàn tranh. Học sinh ghi tên học rất đông lên hàng trăm học trò. Nữ nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan ở Saigon đã mở lớp dạy nhạc dân tộc và ban nhạc Tiếng Hát Quê Hương có nhiều em bé đàn tranh rất giỏi. Nữ nhạc sĩ Hải Phượng, con gái của Phạm Thúy Hoan, là người đàn tranh thuộc hạng giỏi nhứt nhì ở Việt Nam. Cô đã từng sang Pháp trình diễn, và được mời đi sang Nhựt, Đại Hàn và nhiều quốc gia khác ở Âu Á. Cô đoạt giải huy chương vàng đàn tranh năm 1992. Nữ nhạc sĩ Thanh Thủy, giảng viên đàn tranh ở âm nhạc viện Hà nội , đoạt huy chương vàng đàn tranh ở Việt Nam và được mời đi trình diễn ở nhiều nước ở Âu và Á . Nhạc sư Vĩnh Bảo tiếp tục làm đàn tranh , kìm , và mở lớp dạy đàn tranh trên mạng cho nhiều người ở hải ngoại học.

Hải Phượng playing the zither
Hải Phượng

Thanh Thủy playing the zither
Thanh Thủy

Trong khi đó ở hải ngoại có rất nhiều nhạc sĩ đàn tranh đã mở lớp dạy đàn tranh và thu hút rất nhiều trẻ em Việt Nam. Ở Pháp có nữ nhạc sĩ Phương Oanh đã mở nhiều lớp đàn tranh tại Paris, ngoại ô Paris từ đầu thập niên 80, và nhiều lớp ở các quốc gia Âu châu như Bỉ, Thụy Sĩ, Na Uy, Hòa Lan, Đức, vv…

Phương Oanh playing the zither
Phương Oanh

Quỳnh Hạnh playing the zither
Quỳnh Hạnh

Hồ Thụy Trang playing the zither
Hồ Thụy Trang

Ngoài ra nữ nhạc sĩ Quỳnh Hạnh cũng có mở lớp dạy đàn tranh tại Paris. Nữ nhạc sĩ Hồ Thụy Trang tới Pháp năm 2000 cũng có mở lớp dạy đàn tranh ở Pháp và Thụy Sĩ. Cả ba nữ nhạc sĩ đều có trình diễn đàn tranh thường xuyên, đóng góp nhiều cho việc bảo tồn nhạc đàn tranh ở Pháp.Ngoài ra còn có GS Trần Văn Khê là người đã thành lập trường Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông Phương tại Paris từ năm 1960 và đã đào tạo hàng trăm học trò Việt và Âu châu. Tôi đã thực hiện 23 dĩa hát về đàn tranh tại Paris và đã nhận được hai giải thưởng Academie du Disque Charles Cros của Pháp năm 1983 và 1996 với sự đóng góp của Bạch Yến.

A woman (Trần Thị Thủy Ngọc) seated and smiling in a coffee shop
Trần Thị Thủy Ngọc

Em gái tôi, Trần thị Thủy Ngọc, đàn tranh rất đúng truyền thống, đã dạy nhiều năm tại Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông Phương ở Paris và có đàn tranh chung với thân phụ, GS Trần Văn Khê hai dĩa CD xuất bản tại Paris.

Ở Canada có nhạc sĩ Đức Thành sử dụng đàn tranh rất tài tình. Anh đã thực hiện cuốn video dạy đàn tranh hàm thụ. Nhạc sĩ Khắc Chí ở Vancouver (Canada) đàn

tranh và đàn độc huyền rất điêu luyện, đã cùng với nữ nhạc sĩ Ngọc Bích thực hiện hai CD về nhạc Việt trong đó có đàn tranh. Nữ nhạc sĩ Lê Kim Uyên từ Úc sang định cư ở Canada, viết luận đề cao học về nhạc Việt, rất giỏi về đàn tranh, thường trình diễn tại Canada.

Nguyễn Thuyết Phong playing the zither
Nguyễn Thuyết Phong

Tại Hoa Kỳ có GS Nguyễn Thuyết Phong chuyên về nhạc Phật Giáo nhưng rất giỏi về đàn tranh và một số nhạc khí khác. Anh giảng dạy nhạc Việt Nam tại một số trường đại học và trình diễn nhiều nơi tại Hoa Kỳ với đàn tranh, đàn kìm, trống. Bác sĩ Đào Duy Anh rất điêu luyện về đàn tranh, thường trình diễn đàn tranh trước khi trở thành bác sĩ

portrait image of Ngọc Dung
Ngọc Dung

y khoa. Nữ nhạc sĩ Ngọc Dung ở San Jose, Cali, Hoa kỳ, là một người đàn tranh nhà nghề, trước là giáo sư đàn tranh thuộc nhóm Hoa Sim ở Saigon trước 1975. Cô thành lập ban cổ nhạc cải lương ở San Jose và trình diễn tại Hoa Kỳ với đàn tranh hay đàn chung với ban nhạc cải lương.

Lê Tuấn Hùng with his zither smiling at the camera
Lê Tuấn Hùng

Tại Úc châu, có Lê Tuấn Hùng và Đặng Kim Hiền là một cặp nhạc sĩ rất tài danh, đóng góp nhiều cho nhạc Việt Nam tại Úc châu. Tiến sĩ dân tộc nhạc học Lê Tuấn Hùng viết luận án tiến sĩ về đàn tranh, viết một số nhạc phẩm đương đại cho đàn tranh và cũng là nhạc sĩ đàn tranh có nhiều tài năng. Nữ nhạc sĩ Đặng Kim Hiền, huy chương vàng hát dân ca ở Việt Nam, thành hôn với Lê Tuấn Hùng, đàn tranh, đàn độc huyền, đàn kìm và hát dân ca rất giỏi. Hai vợ chồng này đã mang lại cho nhạc Việt Nam những bông hoa âm nhạc hiếm có với tiếng đàn tranh đầy màu sắc mới lạ.

navigate to previous page of article navigate to next page of article