Phỏng vấn ông Wayne Nguyễn Cao Cảo, Dân Biểu, Phó Chủ Tịch Nghị Viện, Chủ Tịch Uỷ Ban Lập Pháp, Tỉnh Bang Alberta, Canada


BBC World News logo

Các câu hỏi trong bài phỏng vấn của Ông Khiêm trong mục Tin Tức Thế Giới, chương trìnhViệt ngữ của Đài BBC

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ đối tượng này. Đây là một đối tượng và nó đại diện cho dữ liệu mà cũng có sẵn tại adobe.com

Dung lượng: 4.07 MB | Thời lượng: 5 phút 04 giây | Chuyển tốc: 128 kpbs


Trình duyệt của bạn không hỗ trợ đối tượng này. Đây là một đối tượng và nó đại diện cho dữ liệu mà cũng có sẵn tại adobe.com

Dung lượng: 6.82 MB | Thời lượng: 7 phút 27 giây | Chuyển tốc: 128 kpbs

(Bạn cần Adobe Flash Player để nghe phát âm. Xin nhấn vào đây để cài nhu liệu http://get.adobe.com/flashplayer/ nếu máy bạn chưa có

Ông Cảo thân mến,

Tôi muốn nói chuyện Tết với ông, thời gian tối thứ Năm, giờ Canada, Bangkok và Calgary hình như cách nhau 10 tiếng. Khi tôi đến Sở làm lúc 9 giờ sáng, bên ông đang là 7 giờ tối. (ông kiểm tra lại xem có đúng không?)

Tôi hy vọng gọi cho ông lúc 8 giờ tối Calgary, thứ Năm 18/02. Đây là tính theo giờ Canada. Bên tôi, Á châu, sẽ là 10 giờ sáng, thứ Sáu 19/2.

Thân mến

Khiêm
BBC World News Services, UK

CÂU HỎI 1

1/BBC:Ông có lạc quan với người Việt ở Canada không, tại chỗ ông ở và trên toàn Canada, nhân năm mới?

Wayne Cao: Chào anh Khiêm! Trước hết, tôi xin thân chúc quý vị thính giả của BBC và toàn ban BBC: năm 2010 và năm Canh Dần, năm Con Cọp, đầy sức khỏe, vui vẻ và tiến triển; lời nói bình dân là Khỏe Như Voi và Mạnh Như Cọp!

Tôi là người lạc quan và nhìn người ta dưới khía cạnh tốt. Tôi quan niệm rằng ai cũng có khả năng. Người nào biết dùng khả năng mình vào đúng chỗ thời điểm thì tiến triển và cuộc đời vui vẻ. Ai không biết dùng khả năng mình vào đúng nơi đúng lúc thì bị tắc ngẽn, bực bội, bi quan không lối thoát, sống trong quá khứ, đi lòng vòng quanh quẩn tại chỗ, đi tới trường hợp tâm thần tội nghiệp.

Dân Canada nói chung là tập thể lạc quan và hào hứng - Can-Do spirit, tinh thần năng động, tìm mọi cách làm điều hay.

Người gốc Việt, dù ai có bi quan, cũng ít nhiều bị lây cái lạc quan của xã hội Canada rộng rãi cởi mở, đất rộng dân thưa, trăm hoa tự do đua nở.

Gần đây, tôi có dịp gặp mặt nói chuyện với một số người gốc Việt từ nước Phi Luật Tân qua. Coi như là lớp người Việt tị nạn mới nhất. Quý vị này rất vui vẻ, và trong thời gian rất ngắn, tiến triển về công ăn việc làm, mua xe mua nhà, chăm lo cho con cái học hành. Tôi rất lạc quan cho họ và vui mừng là mình đã giúp bên trong thuyết phục chính quyền uyển chuyển chính sách di dân và tuyển chọn công nhân nước ngoài của Canada cho các quý vị này di dân qua đây. Công sức chính trong việc thành công mang người Việt ti nạn từ Phi qua các nước Canada, Mỹ, Úc, phải nói là do người luật sư trẻ tuổi hăng say tình người Trịnh Hội. Theo cái nhìn của tôi, người di dân tới Canada trải qua 3 giai đoạn, tôi nói tiếng Anh là IN, UP, OUT. Mới tới thì sinh hoạt riêng trong vòng chủng tộc với nhau, đó là giai đoạn INSIDE. Thời gian sau đó thì cuộc sống khá giả tốt hơn, đời sống đi lên, UP và cuối cùng là bung ra hội nhập với thế giới bên ngoài, OUT.

Cái lạc quan nữa của tôi là thời gian đã qua 35 năm từ khi chấm dứt chiến tranh, người Việt di dân tị nạn chỉ còn số nhỏ sống trong giai đoạn INSIDE, làm ăn hoạt động trong vòng chủng tộc. Còn đa số đã đi lên, UP và OUT, vượt ra ngoài vòng chủng tộc ngang vai tiến bước trong xã hội này, nhất là giới trẻ.

Chủng tộc nào, cá nhân hay gia đình nào, rút ngắn được các giai đoạn này thì rất thành công và vui tươi cuộc sống.

Nói riêng về người từ Việt Nam, các em bé sanh ra thời chiến, bây giờ cũng trên dưới 35 tuổi, đã trưởng thành, có nghề nghiệp, gia đình riêng, có tích sản trong xã hội này.

Giới người đã lớn trong thời chiến thì bây giờ đa số đã về hưu, không còn sức lực tranh dành, thảnh thơi hưởng nhàn, trông nom đàn cháu chắt vui với tuổi già.

Chính bản thân tôi, hiện thời chúng tôi may mắn có thế hệ thứ 3 là dân Canada. Chúng tôi rất lạc quan cho tương lai.

Tôi tin tưởng là Năm Con Cọp là năm thế giới sẽ như con cọp, nhảy vọt, phóng ra khỏi vủng lầy kinh tế của hai năm qua, và Canada/Alberta sẽ là con cọp đầu tiên phóng ra!

CÂU HỎI 2

BBC: Ông có lạc quan vói dân tộc, con người Việt Nam không, nhân năm Canh Dần?

Wayne Cao: Tôi lạc quan cho dân tộc Việt. Thời còn bé, tôi được học là dân Việt có 4000 năm văn hiến. Dân tộc Việt còn tổn tại tới ngày nay, nói chung, là có sự khôn ngoan ở mức độ cao. Các cuộc tranh dành quyền hành triều đại và các thay đổi cai trị, chỉ là các giai đoạn ngắn, hàng chục năm, trong một lịch sử người Việt dài nhiều ngàn năm đó.

Theo tôi suy nghĩ, cuộc chiến tranh tàn phá Việt nam trong 10 năm, 1965-1975, một cuộc chiến các phe phái lãnh đạo liên quan nếu khôn khéo có thể tránh được. Nó làm tai hại từ tâm thần tới thể xác con người, làm sôi động thế giới thời đó. Cũng phải nói là do cái sôi động tang thương trên toàn thế giới này mà tất cả các dân tộc và các quốc gia trên thế giới biết tới Việt nam.

Thế giới biết rõ Việt nam là một quốc gia, một dân tộc, một đất nước. Bây giờ, nước nào có tham vọng xâm chiếm Việt nam cũng không ổn thỏa với thế giới và đối với ngay chính dân chúng của nước họ.

Một điều nữa là Việt nam có trên 86 triệu người chăm học, cần cù siêng năng. Việt nam có chữ viết riêng và tiếng nói riêng, khác với các nước lân bang.

Sau 1975, người từ Việt nam có cơ hội lan tràn trên thế giới khắp nơi. Từ thời truyền thuyết Hổng Bàng, qua 3-4 ngàn năm tới giờ, người Việt mới có dịp đi theo làn sóng di dân của nhân loại sinh sống trên khắp nơi trên toàn địa cầu này.

Đó là vài ưu thế làm tôi lạc quan.

Tôi sẽ lạc quan hơn nữa nếu giới lãnh đạo quyền hành tại Việt nam, và người Việt nam, biết khai triển các ưu thế này cho dân tộc và đất nước Việt nam tiến triển mạnh và nhanh hơn nữa.

Nhận định chủ quan một chút, tôi là người gốc Việt, tới ti nạn và rổi làm dân vùng Bắc Mỹ này. Củng như hàng triệu người di dân khác, chúng tôi có thể nói chắc chắn là chúng tôi bốc lên được là vì nơi đây có môi trường xã hội và thể chế khuyến khích sự tự đo chính trị, kinh doanh của con người, và chúng tôi sớm nhận thức tham gia và khai triển cơ hội mới này. Cứ tưởng tượng tôi còn kẹt ở Việt nam thời 1975, hoặc tôi là người một xứ nào tới tị nạn ở Việt nam, không biết sự thể đã ra sao?

Trong năm Con Cọp này, thế giới đang đi ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Xuất hiện trong địa bàn kinh tế mới này sẽ là các nước lớn Trung Hoa và Ần Độ, và một số nước nhỏ phát triển mạnh vùng Đông Nam Á Châu. Tôi hi vọng và mong mỏi Việt nam được chèo lái một cách khôn khéo thành một con Cọp kinh tế trong vùng.

Trong các hoạch định chính sách của Canada/Alberta, chính phủ chúng tôi cho là sự tranh đua trên thế giới hiện tại và tương lai là dựa vào sức mạnh kinh tế và sức mạnh đầu óc, chất xám. Tôi không biết bên Việt nam có các hoạch định lâu dài ra sao ?

CÂU HỎI 3

BBC: Chủ đề người đưa lao động từ Việt nam sang Canada đang được độc giả trong nước quan tâm. Bên đó cần những lao động loại gì? mức lương khoảng bao nhiêu? bằng cấp, tay nghề chuyên môn như thế nào? Canada cần những lao động loại gì? Việt nam có thể đóng góp tới đâu? Thực hư trong vấn đề này như thê nào?

Wayne Cao: Canada nói chung và Alberta nói riêng của chúng tôi là nơi đất rộng người thưa. Chính sách di dân của chúng tôi là trong mục đích phát triển kinh tế và đời sống nơi đây. Tính ra, nếu không có di dân vào thì dân số Canada sẽ đi xuống và tỉ số người lớn tuổi tăng lên. Hàng năm Canada cần khoảng 300 ngàn người mới, người di dân trong tuổi làm việc. Chúng tôi có chính sách thâu dụng các nhân tài trên thế giới về đây để Canada có khả năng chất xám và tay nghề chất lượng cao, để cạnh tranh với thế giới phát triển càng ngày càng nhanh.

Năm 2008, Canada tiếp nhận 247,243 người vào cư trú và làm việc. Chính sách tuyển mộ người vào Canada, chúng tôi có 5 đường đi :

1) Di Dân (Immigration). Trong 5 năm qua có 11,039 di dân từ Việt nam vào Canada. Trong số này, có 1645 người vào Alberta. Củng nên nói thêm là sau khi vào Canada, người ta có thể di chuyển đi bất kỳ vùng nào thích hợp với họ. 90% số người di dân vào Canada là thuộc dạng Gia Đình Bảo Trợ, như vợ chồng, con cái, bố mẹ, ông bà.

2) Tay Nghề Người Nước Ngoài (Foreign Skilleđ Workers): Từ Việtnam thì rất ít, cuối năm 2008 có 361 người từ Việtnam, trong tổng số 103, 736 từ các xứ khác trên thế giớị.

3) Công Nhân Tạm Thời (Temporary Foreign Workers): Làm việc tại Canada trong thời gian hạn định theo giao kèo rồi trở về. Năm 2008, Canada nhận 192,519. Trong 5 năm qua chỉ có 544 người từ Việtnam tới Canada trong dạng này; trong con số đó, tỉnh bang Alberta với kinh tế mạnh nhất Canada, cũng chỉ nhận có 117 người. Trong dạng này, người từ Việtnam phần lớn làm trong ngành dịch vụ tiệm ăn, tiệm buôn, dọn dẹp lau chùi cơ sở, công nhân nhà máy chế tạo và sản xuất, và đầu bếp nấu ăn.

4) Sinh Viên Du Học: Năm 2008, số sinh viên từ Việtnam du học tại Canada là 593, trong tổng số 79 509, so sánh với sinh viên du học tại Canada 13,941 từ Hàn Quốc và 13,668 từ Trung Quốc. Chúng tôi sửa đổi chính sách, cho phép sinh viên du học được làm việc ngoài giờ học, và sau khi tốt nghiệp có thể tìm việc và ở lại làm việc, sau đó có thể xin di dân ở lại luôn.

5) Di Dân Đề Cử (Immigrant Nominee Program): Năm 2008, Canada chấp nhận tổng số 8343 người từ nước ngoài trong dạng này. Riêng tại tỉnh bang Alberta, vùng kinh tế mạnh nhất Canada, chi có 23 người trong dạng này từ Việtnam, trong số trên 3000 người từ các nước khác.

Chính phủ chúng tôi tạo dưng chương trình cho phép cơ sở công ty hay bà con họ hàng có thể đề cử người nước ngoài vào làm việc tại Canada.

Họ phải chứng minh là cần người làm việc mà tìm kiếm không ra tại địa phương Canada.

Họ phải chứng tỏ có khả năng tài chánh và cam đoan là giúp người đề cử đó thành lập lại cuộc sống nơi đây.

Người đề cử từ nước ngoài phải có kinh nghiệm nghề nghiệp, được đào tạo huấn luyện trong ngành, tốt nghiệp cao đẳng, khả năng ngôn ngữ Anh hoặc Pháp. Có những ngành phải được công nhận bởi các tổ chức nghề nghiệp và viện đào tạo kỹ thuật ở Canada.

Luật lệ lao động của chúng tôi được áp dụng đổng đều cho tất cả người làm việc, không phân biệt là người địa phương hay người nước ngoài.

Nói về lương bổng thì phải trả tương đương với người địa phương. Đây là tránh sự bóc lột nhân công người nước ngoài. Tùy theo tỉnh bang, nơi chúng tôi ở, luật định lương tối thiểu là $8.80/giờ. Theo thống kê, lương trung bình nơi đây là $23/giờ, trung bình khoảng $750/tuần.

Các thợ có tay nghề như thợ điện, thợ cơ khí, chuyên viên kỹ thuật cao cấp như kỹ sư, bác sĩ, y tá, thầy giáo, luật sư, v.v. lợi tức một năm từ $50 000tới $200 000, có khi cả triệu đollars.

Luật lệ của chúng tôi cấm người làm dịch vụ tìm việc không được lấy tiền của người xin việc. Các người làm dịch vụ này chỉ có thể lấy tiền của nơi cần mướn người làm việc. Có một số người bị lừa, đưa tiền để nhờ kiếm việc, rồi việc không có mà tiền thì mất. Đã có một số người bị bắt ra tòa vì tội lấy tiền của người xin việc, dù là dấu diếm ngấm ngầm làm điều phạm luật pháp.

Tôi có gặp một người làm việc lái xe vận tải. Anh ta từ Việt nam qua, được mướn bởi một công ty tại đây. Sự kiện rất đơn giản, công ty ở đây cần tài xế, chứng minh với cơ quan chính phủ là tìm kiếm không ra người địa phương. Qua sự quen biết nào đó, họ biết được anh ấy, công ty ở đây đứng ra làm thủ tục giấy tờ mướn anh ấy từ Viêt nam.

Tôi cũng thấy một số người mướn từ nước ngoài vào làm việc ở các tiệm ăn, các chợ siêu thị, các khách sạn.

Tôi cũng thấy một số người thợ chuyên nghề cắt và mài kim cương, cũng được mướn từ Việt nam qua làm việc. Ngoài đầu khí, Canada cũng là một nước đang phát triển sản xuất kim cương thứ tốt trên thế giới.

Vì Canada thiếu người trong nghề y tế, tôi được biết, có một cơ sở huấn nghệ bên nước Phi Luật Tân, cộng tác với một cơ sở bên Canada, huấn luyện và cung cấp nhân công làm y tá săn sóc người lớn tuổi tại Canada.

Một trường huấn luyện bên Canada có thiết lập chương trình huấn luyện y tá bên nước Ukraine.

Nguyên tắc là dùng chương trình huấn luyện của Canada và dạy người địa phương bên đó. Trong khi học, có thể qua Canada thực tập, tạm thời đáp ứng nhu cầu cần người bên này. Sau khi tốt nghiệp chương trình huấn luyện của Canada, thì tất nhiên được Canada công nhận khả năng và có thể xin sang Canada làm việc qua các chương trình mướn người nước ngoài của Canada. Theo tôi được biết thì gần đây tỉnh bang Saskatchewan vùng giữa Canada và Việt nam có ký kết thông cáo đổng ý trong việc thiết lập huấn luyện và tuyển dụng người làm việc.

Một điều giới chức và người bên Việt nam nên biết là dù chính phủ có ký kết giấy tờ với nhau, những việc thu dụng nhân viên là quyết định của các cơ sở công ty tư nhân. Có thể khác với thể chế Việt nam là chính phủ tại Canada của chúng tôi không có quyền chi phối vào việc điều hành của các cơ sở công ty tư nhân.

Theo luật lệ và chính sách di trú Canada, chính phủ chúng tôi chị hoạch định các thủ tục, còn thu dụng hay không thu dụng nhân viên là quyết định của các công ty tư nhân. Nói thẳng ra, chỉ khi nào có việc đợi sẵn ở Canada và có cơ sở Canada làm giấy tờ mướn mình, thì mới chắc chắn. Mọi hứa hẹn, không có giấy tờ giao kèo tuyển dụng thì nên cẩn thận, tránh bị lừa gạt.

Nhân đây tôi cũng nhấn mạnh một điều là vì kinh tế thế giới còn đang bị khủng hoảng, công ty bên Canada phải cho nhân viên nghỉ việc, việc mướn người nước ngoài cũng bị gián đoạn và giảm đi rất nhiều. Tỉ số người không có việc làm tại Canada trước là 4% , bây giờ là 8% - 9%.

Nhưng khi kinh tế từ từ phát triển trở lại, Canada vẫn thiếu nhân lực và chương trình mướn người nước ngoài sẽ bốc lên trở lại, đự đoán là năm 2012 trở đi. Nếu ai dự tính đi làm việc tại Canada thì cũng nên sửa soạn vào các chương trình huấn luyện cho có tay nghề và làm việc cho có kinh nghiệm, nhất là ngôn ngữ, để khi kinh tế Canada phục hồi là mình có đủ tiêu chuẩn.

Vì thời giờ có hạn, tôi không thể đi vào chi tiết về công việc, nghề nghiệp nào cần bên Canada, và lương bổng ra sao.

Quý vị nào cần biết thêm chi tiết đó thì cứ vào mạng internet website của chính phủ Canada hay Alberta. Mọi chi tiết chính phủ chúng tôi cho vào websites, để ai cũng có thể tìm hiểu và tự làm lấy nếu muốn. www.albertacanađa.com

Nếu muốn, hãy liên lạc với văn phòng chúng tôi qua email của tôi wayne.cao@assembly.ab.ca

Thân chào anh Khiêm và Ban Tiếng Việt đài BBC
Wayne Cao, Dân Biểu
Phó Chủ Tịch Viện Lập Pháp Alberta, Canada
Chủ Tịch Các Uỷ Ban Lập Pháp
( Deputy Speaker & Chairman of Committees, Alberta, Canada)