Sự Biến Chuyển Của Chiến Tranh Việt – Pháp


Khởi đi từ sự kháng cự anh dũng của nhân dân Nam Bộ mùa Thu năm 1945, cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp đã thực sự diễn ra trên phạm vi toàn quốc sau ngày 19-12-1946. Cuộc kháng chiến nầy, với thời gian, đã dần dà biến dạng. Về phía Việt Nam, Đảng Cộng Sản đã thành công trong âm mưu loại bỏ các đảng phái quốc gia và ra mặt nắm độc quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến. Với Trung Quốc trở thành hậu phương lớn từ năm 1950, Việt Minh đã chuyển từ giai đoạn cố thủ để bảo toàn lựïc lượng sang giai đoạn chuẩn bị phản công và bắt đầu gây cho Pháp nhiều khó khăn. Về phía Pháp, vì thiếu chính nghĩa và vì khả năng kinh tế hạn chế, càng ngày càng gặp nhiều khó khăn, cả về quân sự lẩn chính trị. Trong hoàn cảnh như vậy, Pháp buộc lòng phải tạo dựng một chính phủ quốc gia Việt Nam để làm bình phong và tìm cách biến cuộc chiến tranh nầy thành một bộ phận trong mặt trận của thế giới tự do chống lại hiểm họa Cộng sản để mưu tìm sự yểm trợ về quân sự và tài chính của Hoa Kỳ.

Thỏa Ước Vịnh Hạ Long (ngày 5-6-1948) và Thỏa Ước Élysée (ngày 21-6-1949) mở đường cho sự thành lập Chính phủ Bảo Đại vào tháng 7-1949. Sau đó tiến tới việc Hoa Kỳ công nhận ba nước Việt-Miên-Lào vào tháng 2-1950 và bắt đầu viện trợ cho Pháp từ tháng 9-1951. Tất cả những điều nầy không giúp Pháp thắng được về quân sự. Trái lại khu vực kiểm soát của Pháp càng ngày càng bị thu hẹp lại. Từ cuối năm 1953, vấn đề thương thuyết để giải quyết cuộc chiến tranh đã được đặt ra trong chính giới Pháp. Về phía Việt Minh, dưới áp lực của Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh, trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ nhựt báo Thũy Điển Expressen vào ngày 29-11-1953, cũng đã đồng ý thương thuyết với Pháp.16 Hội Nghị Tứ Cường họp tại Bá Linh vào tháng 1-1954 đã đồng ý triệu tập một hội nghị quốc tế tại Genève để bàn về Triều Tiên và Dông Dương vào tháng 4-1954.17

navigate to previous page of article navigate to next page of article